Bài viết thuộc chuyên mục
thủ thuật web này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và kiểm tra xem website, blog của mình đã chuẩn SEO bằng addon Seoquake chưa nhé.
Bước 1: Trước tiên các bạn vào phần quản lý addon của Firefox hoặc phần tiện ích mở rộng của Chrome tìm và tải về addon Seoquake cài đặt bình thường với từ khóa: Seoquake.
Cách kiểm tra như sau:
Bước 2: Bắt đầu kiểm tra trang web của bạn nào.
Đầu tiền: Mở website, blog của mình lên bằng trình duyệt web đã cài Seoquake
Tiếp theo: Các bạn click vào nút có chữ Diagnosis như trong hình sau:
Và đây là kết quả sau khi các bạn click vào nút đó:
Sau đây mình sẽ giải thích một số thuật ngữ trên Seoquake cho các bạn:
1. URL:
- Giải thích: Url là đường link hiển thị trên google khi người dùng tìm kiếm.
- Cách thức tối ưu:
+ Các từ trong url được phân cách bằng dấu gạch ngang "-".
+ Số lượng ký tự trong url < 60.
2. Title: Là tiêu đề của website (hoặc bài viết) hiển thị trên google khi người dùng tìm kiếm.
3. Meta description: Là thẻ mô tả tổng quan của trang web. Thẻ mô tả được hiển thị bên dưới tiêu đề khi người dùng tìm kiếm.
4. Meta keywords: Từ khóa dành cho các máy tìm kiếm. Tuy nhiên hiện tại thẻ Meta keywords đã không còn giá trị trong SEO hoặc giá trị rất thấp nên mình bỏ qua không tối ưu.
5. Heading: Bao gồm các thẻ từ H1-H6 có tác dụng nhấn mạnh các phần nội dung quan trọng bên trong trang web từ đó tăng cường khả năng Seo cho website.
6. Image: Thẻ thông báo về tình trạng tối ưu các hình ảnh trong trang web.
7. Text/HTML Ratio: Text Ratio là số lượng text được lấy ra và hiển thị so sánh với toàn bộ mã HTML trả về. Text/HTML Ratio > 50% sẽ được coi là tối ưu tốt.
8. Frame: Định dạng trong HTML giúp hỗ trợ hiển thị đa tài liệu trên một cửa sổ trình duyệt. Frame giúp trang điểm làm đẹp hơn cho website. Lưu ý là website cần Seo nên hạn chế tối đa việc dùng Frame.
9. Flash: Là ứng dụng đồ họa được sử dụng rộng rãi trên các trang web (thay thế cho các hình ảnh nhàm chán) nhằm tăng tính tương tác và độ hấp dẫn của nội dung thông điệp cần hiển thị. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều Flash sẽ làm cho tốc độ load trang trở nên chậm chạp và 1 nhược điểm quan trọng là Google đọc và hiểu Flash rất kém. Website xác định làm SEO thì tốt hơn hết không nên sử dụng Flash.
10. Robot.txt: File điều hướng Google, cho phép Google Bot được index (đánh chỉ mục) nội dung nào bên trong website.
11. XML sitemap: Sitemap là sơ đồ liệt kê tất cả các mục thông tin (đường link) bên trong trang web hỗ trợ cho Google Bot dễ dàng di chuyển và index tất cả các nội dung bên trong.
12. Language: File ngôn ngữ web (ở đây là cho google biết web, blog của mình sử dụng ngôn ngữ gì)
13. Doctype: Doctype chỉ cho trình duyệt web biết được phiên bản ngôn ngữ đánh dấu nào được sử dụng trong trang web. Ở đây mình dùng HTML5.
14. Encoding: Nôm na như việc dịch ngôn ngữ. Định dạng chuẩn chứa trong nó nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi là codec, bằng cách sử dụng các bộ từ điển bạn sẽ biên dịch chúng sang các ngôn ngữ khác "nhẹ hơn, dễ hiểu hơn" bằng các trình encoder.
15. Google Analytics: Công cụ phân tích thống kê số lượng truy cập vào website.
16. Microformats: Là định dạng giúp xác định một loại thông tin cụ thể, như địa chỉ doanh nghiệp, bài viết, sự kiện, hoặc thông tin cá nhân. Định dạng Microformat được sử dụng nhiều nhất trong Seo chính là Schema. Bạn có thể kiểm tra xem Goole trông thấy định dạng nào bạn áp dụng cho trang web bằng cách sử dụng công cụ Rich Snippet Testing Tool
http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets.
17. Dublin Core: là một chuẩn để mô tả dữ liệu được viết bởi các thẻ meta giúp định nghĩa cụ thể và chú thích rõ ràng cho các bots có thể thu thập dữ liệu. Cài đặt Dublin Core sẽ giúp SE đánh giá cao nội dung mà bạn viết.
18. Geo Meta Tags: Trong trường hợp bạn triển khai 1 chiến dịch Seo địa phương thì việc cấu hình thẻ Geo Meta Tags là rất cần thiết. Thẻ Geo Meta cung cấp cho các cỗ máy tìm kiếm chính xác thông tin về thành phố, địa phương, vĩ độ, kinh độ của doanh nghiệp.
...
bên trong trang web). Trong trường hợp bạn không triển khai Seo địa phương thì không cần thiết phải cấu hình thẻ này.
19. Feeds: Nguồn cấp dữ liệu, cho phép các website khác được lấy dữ liệu tự động trên trang web của bạn - Một trong những cách thức để tạo ra các backlink tự nhiên.
20. Favicon: Hình ảnh hiển thị (thông thường là logo) trên thanh tab trình duyệt.
21. Server Name: Tên máy chủ thực hiện dịch vụ giao thức DNS.
Kết luận: Để có một Website hay Blog chuẩn Seo các bạn nên tối ưu các thành phần như trên đạt chuẩn của Seoquake nhé.
Nguồn: duongdoi8x.com
Bình luận[ 0 ]
Post a Comment